Thỉnh thoảng, tôi lại có dịp được đi đây đi đó để làm hội thảo. Quả là một may mắn và thú vị, khi được thoát ra khỏi bốn bức tường đơn điệu của phòng khám bệnh để rong ruổi đường xa, lại được tiếp xúc với “corps médicale” (y giới- theo cách gọi quen miệng của nhiều đàn anh Tây học) ở nhiều vùng miền của đất nước. Và chính trong những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này, dù chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp của một cuộc hội thảo y khoa, đã gợi ra khá nhiều điều để ngẫm nghĩ.
-
Ngục tù và âm nhạc
Một lịch sử không nguyên vẹn
Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không tránh được cảm giác ngần ngại khi lang thang đến những nơi gọi là “di tích lịch sử cách mạng”. Dẫu biết rằng di tích hay lịch sử nào cũng không tránh khỏi những thêu dệt, thêm thắt. Nhưng những di tích cách mạng này thì còn mới mẻ quá, những chi tiết phụ họa chung quanh nó chưa phủ đủ một lớp bụi thời gian mà ta gọi là huyền sử. Mà huyền sử viết vội thì như gia vị nêm quá non hoặc quá già, không hề làm tôn vẻ duyên dáng của món ăn, nếu không nói là chỉ làm ta chán nản và nghi hoặc. (more…)
-
Chuyện "con đỏ" nước mình
S., bạn tôi là một chuyên gia quốc tế về chính sách y tế và môi trường. Đi nhiều, biết nhiều hiểu rộng, tính tình xởi lởi… S. về thăm nhà với cuốn passport dày cộp đóng dấu chi chít. Thì vẫn như mọi người xa xứ lâu năm, S. rất hào hứng nói về sự thay đổi nhanh chóng của quê nhà. Vui nhiều, nói rất nhiều. (more…)
-
Về miền Tây
Dễ đã hơn hai mươi năm, vậy mà tôi vẫn chưa quên được cảm giác lần đầu tiên xuống miền Tây. Xin các bạn miền Tây thứ lỗi, nếu như tôi thành thật nói rằng cảm giác đó không mấy gì dễ chịu, thậm chí hơi ơn ớn. Đã quen với con sông xanh biếc, “bóng tre êm ru” lẫn “con diều vật vờ”, hay với cây đa cổ thụ đầu làng, thật muôn phần lạ lẫm khi nhìn dòng sông cuồn cuộn đục ngầu phù sa, đám dừa nước rậm rạp, khóm lục bình trôi vất vưởng… (more…)
-
Giận thì giận mà thương thì thương
Hơn mười năm trước, đến Huế vào dịp Festival đầu tiên, tôi đã có dịp lê la vỉa hè với P., một tay đạo diễn khét tiếng người Pháp, người lo phần âm thanh cho buổi công diễn của Michel Jarre tại Bắc Kinh.
Rít một hơi Gitane thật sâu, P. chỉ tay vào một o nữ sinh Huế đang thong thả đạp xe trên đường Lê Lợi, vò đầu bứt tai: “Chúng tao thì như ngồi trên đống lửa. Mà sao dân xứ mày nó cứ tà tà đủng đỉnh như là việc của ai đấy!”
Xin cáo lỗi vì sự nóng nảy của P. Nhưng nó đáng cho ta ngẫm nghĩ, nó cho ta thấy một điều: Festival năm ấy, đã không được người dân coi là việc của họ. (more…)
-
Đẳng cấp của một hãng hàng không ở đâu?
Cảm giác khi máy bay của hãng hàng không quốc gia Áo hạ cánh xuống Vienna là một cảm giác dễ chịu. Sau 12 giờ bay đằng đẳng, cuối cùng tôi cũng đến được Vienna, thủ đô âm nhạc thế giới. Vienna chào mừng gã đi bụi da vàng bằng bản Consolidation số 3 quen thuộc của Franz Liszt phát khi hạ cánh, bản nhạc duy nhất tôi có thể chơi tử tế và đủ can đảm thu âm để gởi tặng một vài thân hữu hiếm hoi.
Vienna và Liszt, vậy là tôi đã đến và bắt đầu căng mắt ra , quan sát một thế giới khác… (more…)
-
Bún bò Cộng hòa Úc
Huế, một chiều oi bức, gió nhè nhẹ bên bờ sông Hương.
30 phút trước giờ khai mạc Festival Huế lần thứ 6.
Lễ hội rượu vang và thịt bò Úc ở mé bờ sông của khách sạn Hương Giang, có ông đại sứ Úc đến khai mạc. Ông đi nhanh, nói chậm, ngắn gọn, không màu mè. Ông mong dân mình xơi thịt bò và nhậu rượu vang Úc nhiều nhiều, “để thắt chặt hai nền văn hóa”. (more…)
-
Nước Áo, cái nhìn đầu tiên
Một quốc gia không ngủ quên
Có lần, tôi đọc trong một tạp chí của UNESCO, chuyên đề về địa- kinh tế ý này (không nhớ nguyên văn): Chính mùa đông giá rét của các xứ lạnh đã giúp tiêu diệt các loài sâu bọ, giúp mùa màng bội thu tươi tốt. Và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự giàu có phì nhiêu của các quốc gia này.
Cách giải thích đơn giản trên có vẻ hợp lý, nhất là khi ngồi trên xe, lơ đãng nhìn ra cánh đồng màu mỡ của nước Áo dưới mưa xuân lất phất. Mùa Xuân đã về nơi đây, khi những đám dã quì vàng rực và bồ công anh nở rộ ven đường. Mà mưa xuân ở đây thì tinh sạch vô cùng. Nó bám trên cửa kính trong veo, lấp lánh như pha lê Swarovski của nước Áo. Nó không vẩn đục đầy bụi bẩn như ta vẫn thường thấy ở nhà. Dưới làn mưa xuân đó, là đất nâu óng ả, là thảm “cỏ non xanh tận chân trời” đến ngút mắt. Đất đai khí hậu như vậy, làm gì mùa màng chẳng bội thu! (more…)