Bản Valse số 10 cung Bb minor Opus 69 của Chopin là một tác phẩm kỳ lạ.
Nhưng nó là một tác phẩm rất kén đàn. Cây đàn không tốt, không lên dây cực chuẩn để đủ độ ngân nga của những phím nhấn coi như hỏng.
(more…)Người thích tự do và lang thang như gió
Bản Valse số 10 cung Bb minor Opus 69 của Chopin là một tác phẩm kỳ lạ.
Nhưng nó là một tác phẩm rất kén đàn. Cây đàn không tốt, không lên dây cực chuẩn để đủ độ ngân nga của những phím nhấn coi như hỏng.
(more…)Như mọi người chơi âm thanh, thỉnh thoảng tôi đăng tin rao bán một món đồ không dùng tới nữa cho đỡ chật nhà.
Chặc lưỡi: OK! Chừng nào em đến lấy?
Hiếm hoi lắm mới nghe được một bản ghi âm hợp xướng của hàng trăm chàng trai Nga khoẻ mạnh, cường tráng. Mà không chỉ quân nhạc, họ hát đủ thứ, kể cả nhạc Noel.
Nước Nga vĩ đại. Và giàn hợp xướng L’Armee Rouge của Hồng quân Nga cũng thế.
(more…)Hắn nhỏ con, đi nhanh, nói chậm giọng rất trầm. Ký ức của tôi về hắn 20 năm trước là một gã điềm đạm, cư xử có tình và chừng mực.
Hắn uống 8-9 ly cafe mỗi ngày. Và hút cỡ 3 gói thuốc lá trong 24 giờ.
Người Nhật làm ra nhiều đồ tốt, đẹp, bền… mọi nhẽ. Nhưng người Nhật có tội với nhân loại vì đã phát minh ra karaoke, cái được mệnh danh là giải Nobel về phát kiến tốt nhất để thử sức chịu đựng của người khác. (more…)
Thời tiếp quản, dân Sài gòn đói vêu mỏ. Đói ăn, thèm ngọt, thèm thịt cá, thèm âm nhạc. Loa phường chát chúa, nghe không nổi. Cuốn băng cassette thì quí như vàng, thâu lui thâu tới nát bét đến nhão nhẹt mới thôi.
Tuổi thơ của tôi đã được dạy dỗ tình yêu âm nhạc với một người thầy tâm hồn trong như nước suối. Dưới bóng của con người nhân từ ấy, lòng trẻ thơ được chạm ngõ với Bach, Haydn, Verdi, Mozart… Nhất là với những Arias phổ thơ của những bậc hiền nhân Do Thái xưa mà Phan Khôi dịch siêu tuyệt là “Thánh Vịnh”. Những khúc Thánh Vịnh, Nhã Ca mà Haendel phổ nhạc, tuy bằng tiếng Latin mà tôi chỉ hiểu bập bõm, đã gieo vào lòng con trẻ những ý niệm đẹp đẽ về hoà âm, niêm luật, tiết tấu…
Phải, âm nhạc ấy có niêm có luật, chặt chẽ đến mức nghe hoài thì đoán được, hay chí ít cũng hình dung được chủ đề, bố cục của đoạn sau. Và nó rất nghèo giai điệu, rất gần với tiếng túc tắc như máy của chiếc metronome đếm nhịp. Bach là một ví dụ điển hình của loại âm nhạc vi diệu và chặt chẽ như toán học này. (more…)