Hiếm hoi lắm mới nghe được một bản ghi âm hợp xướng của hàng trăm chàng trai Nga khoẻ mạnh, cường tráng. Mà không chỉ quân nhạc, họ hát đủ thứ, kể cả nhạc Noel.
Nước Nga vĩ đại. Và giàn hợp xướng L’Armee Rouge của Hồng quân Nga cũng thế.
(more…)Người thích tự do và lang thang như gió
Hiếm hoi lắm mới nghe được một bản ghi âm hợp xướng của hàng trăm chàng trai Nga khoẻ mạnh, cường tráng. Mà không chỉ quân nhạc, họ hát đủ thứ, kể cả nhạc Noel.
Nước Nga vĩ đại. Và giàn hợp xướng L’Armee Rouge của Hồng quân Nga cũng thế.
(more…)Nếu có ai bất chợt hỏi tôi hãy kể ra 3 ca khúc làm tôi nhớ mãi cả đời, tôi sẽ trả lời ngay không suy nghĩ:
– Thái Thanh hát “Đường chiều lá rụng”, đỉnh cao của nghệ thuật hát thơ của tân nhạc Việt Nam. Bản sonnet bằng Việt ngữ, bàng bạc ý thơ Apollinaire đó, tôi đoan chắc chưa ai vượt qua nổi. (more…)
Nhân việc trường ĐH Y khoa Huế phải “vất vả để xin phép hát Nối vòng tay lớn”, tôi có mấy lời thưa với các đồng nghiệp cố đô như vầy:
– Đừng có hao tâm tổn trí tìm cách chứng minh âm nhạc TCS là đẹp, là hay với cục biểu diễn nghệ thuật. nhiều khi cái sự cấm cản này cũng chỉ vì một động cơ duy nhất là kiếm thêm tí tiền, dek ăn nhậu gì đến nhạc thuật!
– Âm nhạc là vô biên vô lượng. Tôi thích thì tôi hát, tôi nghe, đố cục nào bộ nào khiến được tôi thích bản này, ghét bản kia. Nhạc là ta, ta là nhạc. Tính chất duy ngã của âm nhạc thì dek cần xin phép để được hưởng thụ. Mà mình là thầy thuốc, BS, TS, GS y học, hà tất phải hạ mình giải trình với một đám đầu đất tai trâu. Há chẳng ô cái danh kẻ sĩ đất Huế lắm ru?
– Tôi thấy vầy nè: nó cấm kệ tía nó, cho nó cấm. Mình không trình diễn mấy bài nó cấm. Nhưng cứ để nguyên danh sách các bài đó trong chương trình. Tới tiết mục đó, mình cho chiếu lên màn hình mấy dòng đại để như vầy: “Xin cáo lỗi cùng khán giả, tiết mục này phải cắt bỏ theo quyết điịnh của đc XYX (nêu đích danh lun) từ cục Biểu diễn, Bộ Văn hóa”
Rồi mình nháy nháy mấy em sinh viên bắt nhịp chơi một màn đồng ca “Nối vòng tay lớn” tự phát từ phía khán giả.
Rồi mình chíu chíu đèn màu lên màn hình mấy chữ ni (màu tím Huế càng tốt): 4C!
Em xin hết.
Thời tiếp quản, dân Sài gòn đói vêu mỏ. Đói ăn, thèm ngọt, thèm thịt cá, thèm âm nhạc. Loa phường chát chúa, nghe không nổi. Cuốn băng cassette thì quí như vàng, thâu lui thâu tới nát bét đến nhão nhẹt mới thôi.
Tuổi thơ của tôi đã được dạy dỗ tình yêu âm nhạc với một người thầy tâm hồn trong như nước suối. Dưới bóng của con người nhân từ ấy, lòng trẻ thơ được chạm ngõ với Bach, Haydn, Verdi, Mozart… Nhất là với những Arias phổ thơ của những bậc hiền nhân Do Thái xưa mà Phan Khôi dịch siêu tuyệt là “Thánh Vịnh”. Những khúc Thánh Vịnh, Nhã Ca mà Haendel phổ nhạc, tuy bằng tiếng Latin mà tôi chỉ hiểu bập bõm, đã gieo vào lòng con trẻ những ý niệm đẹp đẽ về hoà âm, niêm luật, tiết tấu…
Phải, âm nhạc ấy có niêm có luật, chặt chẽ đến mức nghe hoài thì đoán được, hay chí ít cũng hình dung được chủ đề, bố cục của đoạn sau. Và nó rất nghèo giai điệu, rất gần với tiếng túc tắc như máy của chiếc metronome đếm nhịp. Bach là một ví dụ điển hình của loại âm nhạc vi diệu và chặt chẽ như toán học này. (more…)
“Mọi tình yêu đều có cơ sở sinh học” (Arthur Hailey – The Final diagnosis)
Chênh vênh
“Thương em anh trèo non cao
Mua mưa thâu mây tan mệnh bạc
Thương anh em lội sông sâu
Trôi hương trôi hoa tan phận ngọc
Còn chần chờ chi hỡi anh
Hôn em, ôm em cho nát chênh vênh
Ừ tình là điên khát say
Hôn em, ôm em sao nát chênh vênh
Thương em thương tình đa mang
Yêu trăng 30, quên mình
Thương tôi thương phận long đong
Yêu tan mong manh, tan nhật nguyệt
Thương tâm”
Tiếng Ý nhiều thanh bằng, ít thanh trắc nên êm tai, không cục cằn như tiếng Đức. Puccini, một người Ý là cha đẻ của opera. Nên từ những thanh quản Ý, âm nhạc thoát ra như từ một nhạc cụ đẹp đẽ, đầy hồn vía. (more…)
Suy cho cùng, mọi loại âm nhạc thì cũng chỉ là các dạng âm thanh. Nhưng là loại âm thanh đắt tiền nhất, so với vô vàn âm thanh rất thực và hỗn độn của đời sống. Từ những phòng ghi âm tân kỳ, không một tạp âm, người ta trình tấu, ghi lại, đóng gói những âm thanh ấy vào CD, đĩa vinyl… thành những thành phẩm thương mại. Để rồi những vật phẩm chứa âm thanh đó đến tay người nghe, lọt vào một dàn máy từ cấp độ xe kẹo kéo cho đến high-end cao cấp. Từ đó, chúng mới hoàn thành khâu cuối cùng của ba chặng đường từ sáng tác, biểu diễn đến cảm thụ âm nhạc. Tuỳ theo tính chất của mỗi hệ thống nghe nhìn, âm thanh ấy lại được “mở bung” ra thành sóng nhạc, đi vào lòng người qua thính giác. (more…)