Đám đông trật tự khác thường ở các sân bay bị tấn công là đáng khen. Phải khen, nhất là khi ta biết rõ sự hỗn loạn thường nhật.
Nhưng nâng tầm sự nhẫn nhịn đó là một chiến thắng kiểu đoàn kết dân tộc như anh phóng viên công an nào đó thì quá lố. Giá mà có những cuộc biểu tình nổ ra tại chỗ, hô to khẩu hiệu Đả đảo TQ xâm lược thì mới làm cho thế giới nể phục (trong đó có tôi). (more…)
-
Đừng đánh tráo khái niệm
-
Sử thi về sự tan rã
DrNikonian: Ngày Tết đọc tin online, chỉ thấy đủ điều chướng tai gai mắt, thấy không phải con lợn làng Ném Thượng là vật (duy nhất) đáng chém. Nhưng đã có một tờ báo đăng bài viết tuyệt vời, thanh nhã này của nhà văn Nguyên Ngọc, người mà cái tên nghe đồn bị cấm xuất hiện trên truyền thông (?).Câu chuyện đẹp như cổ tích, nhưng kết thúc quá buồn với cái chết oan khuất của một người trí thức tao nhã, hiền lành rất mực. Ai đã tuyệt diệt tầng lớp ưu tú này của đất nước? Đến nỗi tự hỏi không biết khi nào nước Nam này mới có một thế hệ kẻ sĩ đọc sách ưu tú, thanh cao đến thế?Hỏi, tức là đã trả lời! Khi “trí, phú, địa, hào” bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” thì dung mạo của đất nước ngày càng xấu xí, man rợ như chúng ta đang thấy.Cảm ơn tờ Người Đô Thị đã rung một tiếng chuông, tuy khẽ khàng nhưng lay động nhân tâm. Cuộc đời và số phận của người quí tộc, kẻ sĩ, người đọc sách trong câu chuyện này là một mảng đau đớn trong “sử thi về sự tan rã” của dân tộc (chữ của nhà văn quá cố Bùi Ngọc Tấn) -
Cafe cuối năm, internet
Dr. Nikonian: Như một nguyên tắc độc lập, trang web nhỏ bé này rất ít khi đăng lại các tin tức, các bài viết từ những trang web khác. Tuy nhiên, không thể không đăng lại bài viết này của nhạc sĩ Tuấn Khanh.
Như cách hèn mọn của một người hèn mọn, để tỏ lòng kính trọng trái tim của một người trẻ cao quí.
__________________________
-
Thành kính phân ưu
Lướt qua nhiều trang mạng hôm nay, tôi thấy nhiều chỗ post ảnh thầy giáo Đinh Đăng Định đang thoi thóp những giây phút cuối cùng. Thậm chí cả ảnh thi thể của thầy khi vừa tạ thế, ngay cả khi chưa được vuốt mắt. (more…)
-
Tôi thấy lại tôi!
Sau 40 năm, trận hải chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa (diễn ra ngày 19-1-1974) đã được viết lại đầy đủ và sống động trên báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc, bên cạnh việc làm cần thiết là ghi lại những tấm gương giữ nước quả cảm, chúng ta cần làm điều gì đó thiết thực hơn cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua.
Đây không chỉ là vấn đề vật chất mà còn là thái độ của người Việt Nam hôm nay trước anh linh của những thế hệ cha anh “vệ quốc vong thân”. (more…)
-
Viết ngắn nhân ngày nhà giáo
Trước “giải phóng”, cha tôi là “giáo sư đệ nhị cấp” (gọi theo đúng từ thời đó). Trời lạnh, học trò nghèo phong phanh run cầm cập đến trường. Cha tôi cởi phăng áo len mặc cho học trò. Báo hại mẹ tôi hồi ấy chỉ có mỗi việc hí hoáy đan áo len cho chồng!
(more…) -
Quốc thể và quốc kỳ
Một
Như mọi trường học ở miền Nam thời ấy, trường tôi hồi đó cũng chào cờ vào mỗi sáng thứ Hai đầu tuần. Không mở băng cassette để phát quốc ca qua loa, chúng tôi, như những chú gà trống choai, ưỡn ngực ra hát bài quốc ca. Dù trẻ con thì hiếu động, không ai bảo ai, chúng tôi đều hiểu giây phút ấy là trang nghiêm và không có chỗ cho những trò nô đùa, nghịch phá.
Trong sách công dân giáo dục, người ta dạy chúng tôi phải đứng nghiêm mỗi khi quốc kỳ được kéo lên. Bài học ấy không nằm trên giấy, vì tôi đã không ít lần chứng kiến những thầy giáo, công chức, quân nhân… đã đứng nghiêm phăng phắc trên đường, mỗi khi lá quốc kỳ đang từ từ kéo lên ở một công sở, trường học nào đó. (more…)
-
Trẻ em miền núi
[cincopa AAHAqLLTT0GV]