“Mưa hoàng hôn, năm cửa ô sầu hắt hiu trong ngục tù
Tủi thân nhớ bao ngày qua
Mưa ngùi thương nhòa trên giòng sông Hồng Hà
Ôi còn đâu vàng son mùa thơ hiền hòa
Đau lòng Tháp Rùa, Thê Húc bơ vơ, Thành Đô xác xơ!
Cô liêu trong nỗi u hoài Lòng người sống lạc loài
Thê lương mềm vai gầy Bao oan trái dâng tê tái
Cho kiếp người héo mòn tháng ngày …” (more…)
-
Ly rượu mừng hay một giấc mơ bị đánh cắp
-
Vì sao âm nhạc chỉ chảy một chiều?
Thời tiếp quản, dân Sài gòn đói vêu mỏ. Đói ăn, thèm ngọt, thèm thịt cá, thèm âm nhạc. Loa phường chát chúa, nghe không nổi. Cuốn băng cassette thì quí như vàng, thâu lui thâu tới nát bét đến nhão nhẹt mới thôi.
-
Nói với Lang Lang
Tuổi thơ của tôi đã được dạy dỗ tình yêu âm nhạc với một người thầy tâm hồn trong như nước suối. Dưới bóng của con người nhân từ ấy, lòng trẻ thơ được chạm ngõ với Bach, Haydn, Verdi, Mozart… Nhất là với những Arias phổ thơ của những bậc hiền nhân Do Thái xưa mà Phan Khôi dịch siêu tuyệt là “Thánh Vịnh”. Những khúc Thánh Vịnh, Nhã Ca mà Haendel phổ nhạc, tuy bằng tiếng Latin mà tôi chỉ hiểu bập bõm, đã gieo vào lòng con trẻ những ý niệm đẹp đẽ về hoà âm, niêm luật, tiết tấu…
Phải, âm nhạc ấy có niêm có luật, chặt chẽ đến mức nghe hoài thì đoán được, hay chí ít cũng hình dung được chủ đề, bố cục của đoạn sau. Và nó rất nghèo giai điệu, rất gần với tiếng túc tắc như máy của chiếc metronome đếm nhịp. Bach là một ví dụ điển hình của loại âm nhạc vi diệu và chặt chẽ như toán học này. (more…)
-
Khúc sonnet của Lý
“Mọi tình yêu đều có cơ sở sinh học” (Arthur Hailey – The Final diagnosis)
Chênh vênh
“Thương em anh trèo non cao
Mua mưa thâu mây tan mệnh bạc
Thương anh em lội sông sâu
Trôi hương trôi hoa tan phận ngọcCòn chần chờ chi hỡi anh
Hôn em, ôm em cho nát chênh vênh
Ừ tình là điên khát say
Hôn em, ôm em sao nát chênh vênhThương em thương tình đa mang
Yêu trăng 30, quên mình
Thương tôi thương phận long đong
Yêu tan mong manh, tan nhật nguyệt
Thương tâm” -
Nhạc Pháp từ thanh quản Ý
Tiếng Ý nhiều thanh bằng, ít thanh trắc nên êm tai, không cục cằn như tiếng Đức. Puccini, một người Ý là cha đẻ của opera. Nên từ những thanh quản Ý, âm nhạc thoát ra như từ một nhạc cụ đẹp đẽ, đầy hồn vía. (more…)
-
Nghĩ vụn về âm nhạc "high-end"*
Suy cho cùng, mọi loại âm nhạc thì cũng chỉ là các dạng âm thanh. Nhưng là loại âm thanh đắt tiền nhất, so với vô vàn âm thanh rất thực và hỗn độn của đời sống. Từ những phòng ghi âm tân kỳ, không một tạp âm, người ta trình tấu, ghi lại, đóng gói những âm thanh ấy vào CD, đĩa vinyl… thành những thành phẩm thương mại. Để rồi những vật phẩm chứa âm thanh đó đến tay người nghe, lọt vào một dàn máy từ cấp độ xe kẹo kéo cho đến high-end cao cấp. Từ đó, chúng mới hoàn thành khâu cuối cùng của ba chặng đường từ sáng tác, biểu diễn đến cảm thụ âm nhạc. Tuỳ theo tính chất của mỗi hệ thống nghe nhìn, âm thanh ấy lại được “mở bung” ra thành sóng nhạc, đi vào lòng người qua thính giác. (more…)
-
Nhạc nồng, đêm vắng, xe khuya!
“Take my hand, take my whole ride too”
______________________________________________________________
Xét về nhiều mặt, cây đàn piano là một sinh vật vô cùng nhạy cảm và không ưng xê dịch. Chỉ cần một chuyến dọn nhà, bưng lên để xuống, kéo qua vài đoạn hành lang, hệ thống sound board với lực căng dây lên đến 70 tấn của nó đã rùng mình kinh động. Chỉ một chút di lệch thôi, cũng đủ làm bộ dây chênh đi vài Herzt, mà những đôi tai không rành rẽ sẽ không cách gì nhận ra. Nhưng cái chênh lệch vi tế đó vẫn còn, nó làm cho âm thanh đùng đục, nó làm mất độ ngân nga trong trẻo của bè tay phải, làm u tối cái vang động như sấm rền của bè tay trái. (more…)
-
Les emporta…
Nói phũ một chút, âm nhạc bây giờ thật là tệ hại! Bằng chứng là các bộ Hifi, headphone đang bán đầy dẫy đa số đều có cái thông số kỹ thuật hỗn hào: “Bass booster”. Người ta tăng cường tiếng bass, để nó dập bùm bụp, đánh thùm thụp vào tai người nghe. Và tệ hại nhất, nó lấn át thanh âm của giọng ca, của những nhạc cụ khác. Kết cục là âm nhạc chỉ còn là những tiếng huỳnh huỵch như đấu vật, không còn một chút khẽ khàng.
Ắt hẳn, người ta khuếch đại tiếng bass, tăng cường cái âm thanh hùng hục kia để khoả lấp cái trống rỗng trong giai điệu, ca từ của kha khá âm nhạc kiểu MTV rỗng tuếch kia.
(more…)