Bản Valse số 10 cung Bb minor Opus 69 của Chopin là một tác phẩm kỳ lạ.
Nhưng nó là một tác phẩm rất kén đàn. Cây đàn không tốt, không lên dây cực chuẩn để đủ độ ngân nga của những phím nhấn coi như hỏng.
(more…)Người thích tự do và lang thang như gió
Bản Valse số 10 cung Bb minor Opus 69 của Chopin là một tác phẩm kỳ lạ.
Nhưng nó là một tác phẩm rất kén đàn. Cây đàn không tốt, không lên dây cực chuẩn để đủ độ ngân nga của những phím nhấn coi như hỏng.
(more…)Như mọi người chơi âm thanh, thỉnh thoảng tôi đăng tin rao bán một món đồ không dùng tới nữa cho đỡ chật nhà.
Chặc lưỡi: OK! Chừng nào em đến lấy?
Hiếm hoi lắm mới nghe được một bản ghi âm hợp xướng của hàng trăm chàng trai Nga khoẻ mạnh, cường tráng. Mà không chỉ quân nhạc, họ hát đủ thứ, kể cả nhạc Noel.
Nước Nga vĩ đại. Và giàn hợp xướng L’Armee Rouge của Hồng quân Nga cũng thế.
(more…)Nói về Thái Thanh thì bất tận ngôn, mấy hôm nay biết bao nhiêu bậc cao nhân đã viết về thứ âm nhạc cao quí, sang trọng mà Bà đã để lại cho cuộc đời.
Bà chính là người sáng tạo thứ 2 sau người sáng tạo đầu tiên: tác giả của nhạc phẩm.
Nghe giọng soprano trong vắt của Bà, không thể không liên tưởng một Maria Callas hát bằng tiếng Việt: thẳng thớm, điêu luyện, note nào ra nôte đó, không cố ý luyến láy chuyển tiếp giữa hai note rất khó chịu và sến súa như ta vẫn thường thấy trong các màn “tân cổ giao duyên” .
(more…)Thời ông PD viết nhạc ở Sài gòn chủ yếu bằng guitare gỗ. Cây keyboard hồi đó còn thô sơ lắm. Sau này coi video mới thấy ổng ngồi trước một giàn keyboard Roland khủng ở thị trấn Midway.
Có lẽ vì soạn trên guitare nên trong tổng phổ, hoà âm gốc của ổng rất thô sơ, trừ phần bass. Chắc nhờ dùng ba dây 4, 5, 6 của cây guitare, ý niệm walking bass (đi bass theo từng nốt trầm liền lạc nhau và xuống thấp dần) khá rõ, mặc dù ổng không hề ghi chú nó ra trên tổng phổ.
(more…)Nếu có ai bất chợt hỏi tôi hãy kể ra 3 ca khúc làm tôi nhớ mãi cả đời, tôi sẽ trả lời ngay không suy nghĩ:
– Thái Thanh hát “Đường chiều lá rụng”, đỉnh cao của nghệ thuật hát thơ của tân nhạc Việt Nam. Bản sonnet bằng Việt ngữ, bàng bạc ý thơ Apollinaire đó, tôi đoan chắc chưa ai vượt qua nổi. (more…)
Nhân việc trường ĐH Y khoa Huế phải “vất vả để xin phép hát Nối vòng tay lớn”, tôi có mấy lời thưa với các đồng nghiệp cố đô như vầy:
– Đừng có hao tâm tổn trí tìm cách chứng minh âm nhạc TCS là đẹp, là hay với cục biểu diễn nghệ thuật. nhiều khi cái sự cấm cản này cũng chỉ vì một động cơ duy nhất là kiếm thêm tí tiền, dek ăn nhậu gì đến nhạc thuật!
– Âm nhạc là vô biên vô lượng. Tôi thích thì tôi hát, tôi nghe, đố cục nào bộ nào khiến được tôi thích bản này, ghét bản kia. Nhạc là ta, ta là nhạc. Tính chất duy ngã của âm nhạc thì dek cần xin phép để được hưởng thụ. Mà mình là thầy thuốc, BS, TS, GS y học, hà tất phải hạ mình giải trình với một đám đầu đất tai trâu. Há chẳng ô cái danh kẻ sĩ đất Huế lắm ru?
– Tôi thấy vầy nè: nó cấm kệ tía nó, cho nó cấm. Mình không trình diễn mấy bài nó cấm. Nhưng cứ để nguyên danh sách các bài đó trong chương trình. Tới tiết mục đó, mình cho chiếu lên màn hình mấy dòng đại để như vầy: “Xin cáo lỗi cùng khán giả, tiết mục này phải cắt bỏ theo quyết điịnh của đc XYX (nêu đích danh lun) từ cục Biểu diễn, Bộ Văn hóa”
Rồi mình nháy nháy mấy em sinh viên bắt nhịp chơi một màn đồng ca “Nối vòng tay lớn” tự phát từ phía khán giả.
Rồi mình chíu chíu đèn màu lên màn hình mấy chữ ni (màu tím Huế càng tốt): 4C!
Em xin hết.
Người Nhật làm ra nhiều đồ tốt, đẹp, bền… mọi nhẽ. Nhưng người Nhật có tội với nhân loại vì đã phát minh ra karaoke, cái được mệnh danh là giải Nobel về phát kiến tốt nhất để thử sức chịu đựng của người khác. (more…)