Tôi vừa tận mắt thấy cuốn “Phép giảng tám ngày” của cha Đắc Lộ, bản gốc đầu tiên in năm 1561 tại Vatican, đang lưu giữ ở nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên.
Nhiều người cho rằng các thừa sai hồi đó đặt ra chữ quốc ngữ chỉ với mục đích truyền đạo, tôi e là phiến diện. Với sở học uyên thâm của các đấng ấy, họ thừa sức viết các kinh sách bằng tiếng Hán như ở Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc..Hà tất phải bày ra một bảng ký tự khác cho nặng đầu? Lại phải nhọc công truyền bá.
Tôi nghĩ rằng có một phần yên mến xứ Đàng Trong của cha Đắc Lộ, chữ quốc ngữ mới được khai sinh. Như một sự đoạn tuyệt với chữ Hán tượng hình khoa nhớ, khó viết.
Công lao ấy, không bút mực nào tả xiết. Hãy thử tưởng tượng giờ này chúng ta chơi FB bằng chữ Hán thì hiểu! Mà Đài Loan cũng đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, chúng ta may mắn hơn họ nhiều lắm.
Nhưng xét cho thấu đáo, chữ quốc ngữ là một nhát cắt quyết liệt với quá khứ. Nó tạo ra một sự đứt gãy về văn hoá. Nên các thé hệ sau không đọc được nhưng văn bia, thư tịch cổ của tiền nhân, trừ khi chúng đã được dịch ra quốc ngữ.
Mà nói cho cùng, thư tịch cổ của VN cũng chẳng mấy đáng giá, so với cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài mà cha Đắc Lộ đã trao cho dân tộc này
Cái “rationale”, tính hợp lý của chữ quốc ngữ đã làm cho nó được chấp nhận mau mắn, kể cả những nho sĩ thủ cựu nhất.
Hợp lý thì được chấp nhận, hoan nghênh.
Còn một dự án cải cách chữ quốc ngữ mà không thuyết phục được người dùng (end-user) về tính hợp lý, dự án đó đã thất bại ngay từ đầu.
Ở đây, tôi bỏ ra ngoài lập luận “bày ra để ăn”. Cái ấy không có căn cứ, mặc dù vẫn thường thấy!
Chỉ cần học sinh nước Nam này không nói ngọng như ông bộ trưởng giáo dục, nhiều bậc cha mẹ đã bớt lo lắng lắm rồi.