Lướt qua nhiều trang mạng hôm nay, tôi thấy nhiều chỗ post ảnh thầy giáo Đinh Đăng Định đang thoi thóp những giây phút cuối cùng. Thậm chí cả ảnh thi thể của thầy khi vừa tạ thế, ngay cả khi chưa được vuốt mắt.
Tôi thấy bất nhẫn quá!
Vì đó là những hình ảnh rất riêng tư và đau xót. Tại sao không làm theo cách thông thường, là đưa một bức ảnh của thầy khi còn khoẻ mạnh, hiên ngang, quắc thước… để làm di ảnh tưởng nhớ người anh hùng. Hà tất phải đưa những hình ảnh thảm thương, đau đớn và xin nhắc lại: rất riêng tư đó? Sự chết của một con người là điều huyền nhiệm, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, cho dù với bất cứ lý do “tốt đẹp” nào.
Ai trong chúng ta sẽ muốn những hình ảnh tương tự như vậy của mình được phát tán lên mạng trong ngày lâm chung, dù với lòng thương xót? Và ai, sẽ có quyền tự cho mình làm điều đó trước sự ra đi của một đồng loại?
Trong cách tưởng nhớ một người, dù công chính hay bất lương, chúng ta cần tôn trọng sự riêng tư của họ. Huống hồ là sự ra đi của một người anh hùng, thì không cần bất cứ một hình ảnh multimedia nào cả. Con người vừa nằm xuống hôm qua sẽ sống mãi trong hồi ức của chúng ta như một kẻ can trường, chứ không phải như một khối đau đớn, tiều tuỵ trên giường bệnh.
Hãy để con người mà chúng ta quí mến được yên nghỉ trong lòng thương tiếc của anh em mình, thay vì nhắm mắt trong vòng vây của những smartphone, digital camera và các mạng FB, 3G.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước di ảnh người công chính Đinh Đăng Định.
Sài gòn, ngày 4.4.2014
Thời buổi loạn và lộn mà anh. Bức xúc cùng anh cho a bớt gia
Cảm ơn bạn Thành đã chia sẻ.
Những bức hình thực thường có giá trị tố cáo. Bạn có thể thấy ghê sợ và thương hại. Còn tôi chỉ thấy đau xót và căm phẫn.
Mặc dù hoàn toàn không cảm “thấy ghê sợ và thương hại”, tôi sẽ không bàn đến những cảm xúc hay mục đích sử dụng của tấm hình.
Tôi đề cập đến một nguyên tắc phổ quát: sự chết là một huyền nhiệm thiêng liêng, bí mật, và có tính cá nhân tuyệt đối. Nguyên tắc này lớn hơn mọi cảm xúc cá nhân. Nhân danh cảm xúc của cộng đồng, hay viện dẫn bất kỳ “giá trị tố cáo” nào để xâm phạm vào nguyên tắc riêng tư tuyệt đối đó, không phải là cách làm truyền thông nhân bản và văn minh.
Thầy ĐỊNH qua đời Nếu BS kg có thì giờ đến phân ưu đc thì vẫn ok,nếu kg gửi lẵng hoa thật để chia buồn đc cũng ok luôn vì chả ai mong đợi một điều gì.Nhưng BS gửi lẵng hoa FAKE qua con chuột thì BS có thấy phần nào mình thiếu tôn trọng người mà bs lúc nào miệng cũng chăm chăm là linh thiêng và khả kính kg? Thưa BS.Cường Nguyễn
Tôi đã đến viếng thầy tại 38 Kỳ Đồng.
Thiết nghĩ, bác chẳng cần thanh minh hoặc trả lời những chỉ trích vô lý. Thân.
To Cường Nguyển: viết một bài báo nói lên được cái xấu cần phê phán và nên tránh, đã là một bó hoa đẹp tuyệt vời tặng cho người quá cố rồi đó bạn à! Còn hơn là nhìn thấy và im lặng, “mặc kệ nó” nên VN ta mới có ngày hôm nay!
dong y voi ban
“…c’est toujours à l’imparfait de l’objectif que tu conjugues le verbe photographier…” (jacques prévert).
il y a de ces frontières que la photographie doit se garder prude.