“Rất đơn giản, chúng tôi là người giỏi nhất. Chúng tôi giàu óc tưởng tượng hơn, văn hoá phong phú hơn và là trung gian tốt nhất giữa quá khứ và tương lai. Đó là lý do tại sao thiết kế của chúng tôi quyến rũ hơn và vượt thời gian hơn những dân tộc khác” (Luigia Caccia)[1]
__________________________________________
Xứ sở của cái đẹp và những thái cực
Trận thư hùng giữa hoàng tử Hector và dũng sĩ Achilles là một trường đoạn bi tráng của siêu phẩm điện ảnh “Troy”. Nhưng ít người nhớ đến một điều: chiếc xa mã (chariot) của hai trang dũng sĩ trong cuộc sống mái đó đã được mệnh danh là một trong hai chiếc xe đẹp nhất trong lịch sử dưới bàn tay chế tác của người Ý.
Chiếc xa mã tuyệt đẹp đó cũng là phản ánh một triết lý sáng tạo của con cháu Remus và Romulus[2]: dù thiết kế cho trận mạc, nhưng cũng phải đẹp, và đẹp thượng hạng. Dưới con mắt của người Ý, công năng và mỹ thuật, đôi khi là hai thái cực, nhưng luôn phải song hành.
Có rất nhiều ví dụ tương tự để thấy đất nước Ý là xứ sở của những thái cực tưởng chừng không thể dung hoà. Từ Dante với Thần khúc sang trọng, cho đến Machiavelli vô đạo đức với tác phẩm Quân vương. Từ St. Francis hiền hoà lấy chim muông là bạn cho đến băng đảng Mafia. Từ lòng hiếu tri của Gallileo hay một Michelangelo nghệ sĩ thiên tài, cho đến chủ nghĩa giáo điều hà khắc của các giáo sĩ dòng Tên thời Trung cổ. Sự đối lập đến mức tận cùng cực đoan đó đã làm cho nước Ý có một quyến rũ đặc biệt, cái mà người ta gọi là “Sự Quyến Rũ Đời Đời” [3]của đất nước lạ lùng này.
Những đối lập từ gia đình, giới tính
Quan niệm về giới tính và gia đình kiểu Ý cũng mang tính nhị nguyên như đất nước của họ. Một dân tộc yêu cái đẹp, khao khát cuộc sống tự do lại có một cấu trúc gia đình vô cùng chặt chẽ. Ngày nay, một cô gái Ý có thể là một nhân viên cao cấp của một tập đoàn, phục sức thời trang và chải chuốt như mọi người trẻ khác. Nhưng cô gái ấy, lại không dám bỏ bữa cơm gia đình ngày chủ nhật. Một chàng trai say mê nhạc rock với quần jeans bạc màu, đa tình như Romeo, nhưng vẫn gần gũi với mẹ như một nông dân xứ Calibria và tổ chức đám cưới theo kiểu truyền thống ở nhà.
Như một truyền thống lâu đời, tính cách đặc trưng của người đàn ông Ý là gắn kết đặc biệt với người mẹ, với nhu cầu được yêu thương và thấu hiểu. Củng cố cho hiện tượng này là hình ảnh của người phụ nữ Ý, rộng lượng và đầy che chở. Xét về nhiều mặt, gia đình Ý là mammismo, nơi người mẹ, người vợ là nền tảng tinh thần và hạnh phúc, bình an của mọi mái nhà.
Mammismo là nguyên tắc tính nữ chủ đạo của gia đình Ý, của một xã hội yêu cái đẹp mang tính nữ. Kết hợp với công năng đầy nam tính, hai điều này là hai thành tố cơ bản cho cuộc sống Ý.

Không ngạc nhiên khi thấy hầu hết sản phẩm làm ra dưới bàn tay và khối óc Ý đều đẹp đẽ như một người nữ, nhưng lại bền chắc như một người đàn ông cứng cỏi.
20 thế kỷ sau chiếc xa mã trận mạc với thiết kế tối giản, hữu dụng và đầy nam tính, người Ý lại cho đời chiếc Vespa Primavera duyên dáng như một mỹ nhân tuyệt đẹp. Cùng tên với một hoạ phẩm của danh hoạ Ý Botticelli[4], chiếc Vespa Primavera thừa hưởng sự trang nhã tinh tế của Vespa 946 – chiếc xe Vespa tự hào nhất mọi thời đại (nhưng không dành cho số đông), và trở thành chiếc xe của mọi người.
Không coi nhẹ tính thực tế và thiết kế tuyệt đẹp như vậy, chiếc Primavera đã trở thành biểu tượng của mùa xuân bất tuyệt, như chính tên gọi của nó. Thiết kế thân xe liền khối unibody và những đường nét thiết kế khí động học, với trái tim là động cơ Vespa danh bất hư truyền, Primavera quả là hiện thân của tinh thần tự do, khai phóng nhưng không hề hy sinh công năng của dòng Vespa huyền thoại.
Đó là cách người Ý trình bày những sản phẩm bất hủ của đất nước mình. Thêm một lần, chiếc Vespa Primavera lại là biểu trưng cho cái gọi là la linea italiana (phong cách Ý) vô đối và không thể sao chép hay mô phỏng.
Giờ đây, người yêu Vespa Việt Nam lại có thêm một cơ hội để sở hữu hai chiếc xe đẹp nhất mà người Ý đã thiết kế trong lịch sử.
Từ hoạ phẩm cổ điển đến thiết kế đương đại
Vespa là một giấc mơ đẹp đẽ. Trong giấc mơ của người hâm mộ, chiếc Vespa hiện ra với nhiều màu sắc: lúc dũng mãnh như chiếc xa mã năm xưa, lúc lại tràn ngập nắng gió và lòng yêu tự do, lúc lại nhẹ nhàng bay lên như con chiến mã có cánh Pegasys.
Và hôm nay, Vespa lại mang thêm một khuôn mặt mới, khuôn mặt diễm lệ của những nàng thơ trong hoạ phẩm của Botticelli. Đó là Vespa Primavera, mùa Xuân bất tuyệt. Và như Thomas P. Campbell, Giám đốc bảo tàng Metropolitan ở New York nói: “Có thể bức tranh ấy không thể hiểu hay diễn giải được, nhưng điều đó không ngăn được bạn yêu nó”. Với chiếc Primavera, người yêu Vespa cũng có thể nói như vậy.
___________________
Viết từ Milan 11/2013, với rất nhiều ký ức về những chiếc Vespa đã lăn bánh ở Sài Gòn năm xưa.
[1] Nhà bình luận kiến trúc và văn hoá người Ý (“Quite simply, we are the best. We have more imagination, more culture, and are better mediators between the past and future. That is why out design is more attractive and more in tune with the times than in other countries”
[2] Tương truyền, hai anh em sinh đôi Remus và Romulus là người sáng lập thành Roma thời cổ đại
[3] “Eternal Seductress”, chữ viết hoa của tạp chí Discovery
[4] Pedro Botticelli (1445-1510): danh hoạ Ý người Florence, nổi tiếng với bức Primavera (mùa Xuân), vẽ nữ thần mùa xuân (Primavera) với các nữ thần khác trong thần thoại Hy Lạp.
__________________
Bản Anh ngữ của dịch giả Tôn Thất Hoà
From Botticelli to Vespa Primavera
“Quite simply, we are the best. We have more imagination, more culture, and are better mediators between the past and the future. That is why our design is more beautiful and up-to-date than that of other countries”
(Luigia Caccia) (1)
__________________________________________
The land of beauty and extremes
The duel between Prince Hector and Achilles has been seen as the greatest scene in the blockbuster “Troy”. Still, it is less known that the chariot in such an uncompromising fight has been considered one of the two best vehicles ever made in history by the Italians.
The fabulous chariot also represents the principle of creation among Remus’ and Romulus’ (2) descendants. That is to say, though designed for battlefields, the chariot should be ultimately good-looking. Functionality and artistry, which are occasionally two extremes, must be in harmony with each other according to Italian taste.
The fact that Italy is the land of extremes that are normally thought uncompromising could be further exemplified. There exists the supreme “La Divina Commedia” by Dante as well as the unscrupulous “Il Principe” by Machiavelli. The stories of St. Francis who was gentle-natured enough to live in harmony with wild life and those of Mafia gangs are so often heard of in the country. Further cases can also be found: Galileo was known for his desire for knowledge, or Michelangelo was an eminent artist whereas Medieval Society of Jesus was remembered for its oppressive dogmatism. The ultimate contrast has been able to bring an extraordinary charm to Italy, which is also referred to as “Eternal Seductress” (3) of this awesome nation.
Family and gender-related extremes
The Italian values for genders and families can be two-sided just as the nation is. Italy is widely known as a nation that always longs for freedom and beauty, and has a well organized family structure. Today, an Italian girl who is working in a senior position in a corporation and dressed fashionably like any other young girl out there would not miss Sunday lunch with her parents. In Italy, a rock lover, who is seen to dress himself in faded jeans and is as amorous as Romeo, has to stay surprisingly close to his mother like a humblest Calibrian peasant and have his wedding celebration at home.
Traditionally, Italian men are characterized by their extraordinary ties with their mothers due to their desire to be understood and loved. This could be even reinforced by the image of Italian women who are generous and protective. In many respects, Italian families are mammismo, where mothers and wives play the role of protectors of family happiness and safety.
Mammismo is the decise factor of femininity throughout Italian families. The combination of both femininity and functionality was the basis of Italian way of life.
Femininity in design
It’s no wonder that the majority of product created by Italians are not only as charming as a lady but as strong as a man.
Twenty centuries have gone by after the appearance of the extremely simple, useful, and masculine chariot, the Italians have just launched the graceful Vespa Primavera. Sharing the name with a painting by Botticelli (4), an Italian great painter, Vespa Primavera inherits the refined elegant outlook from Vespa 946, the proudest Vespa of all times (not for the majority, though) and has become widely available.
Carrying both considerable emphasis on practicality and amazing designs, Primavera has made itself the symbol of the endless spring, the same as suggested by its name. With its unibody design, aerodynamic shape, and prestigious Vespa engine, Primavera is indeed the manifestation of the legendary Vespa with a liberal spirit without sacrificing any functionality.
That is how the Italians display their acclaimed products. Again, Vespa Primavera is representative of the so-called la linea italiana, which is unrivalled and uncopiable.
Vietnamese fans of Vespa can now grasp an opportunity to own the best two vehicles ever made by the Italians of all times.
From classical painting to contemporary designs
A Vespa has always been a sweet dream. Turning up in its fans’ dream, Vespa is the mixture of various nuances: being as mighty as the legendary chariot, sometimes full full of sun and wind of liberal love, or as light fluttering horse Pegasus.
And right now, Vespa is carrying a brand new face of glamour like the Muses in Botticelli’s art works: Vespa Primavera, the endless spring. “The painting might not be understood or interpreted, yet you can’t help loving it,” said Thomas P. Campbell, Director at Metropolitan Museum, New York. Vespa lovers will probably say the same things towards Primavera.
______________________
(1) Italian commentator on architecture and culture (“Quite simply, we are the best. We have more imagination, more culture, and are better mediators between the past and the future. That is why our design is more beautiful and up-to-date than that of other countries”
(2) The legend goes that the twins Remus and Romulus were the founders of the ancient Roma
(3) “Eternal Seductress”, capitalized words used by Discovery Magazine
(4) Pedro Botticelli (1445-1510): Born in Florence, the Italian artist is known for Primavera (meaning “Spring”) depicting Primavera (the Goddess of Spring) and other goddesses in Greek myths.