Một nguồn tin từ báo chí (xem link ở cuối bài), dẫn lời TS Trần Đáng, Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế xác nhận, gần 100 mẫu tiền mà Cục tiến hành lấy ngẫu nhiên đều nhiễm khuẩn Escherichia coli (E. coli) rất cao.
Theo lời TS Đáng, “kết quả xét nghiệm các mẫu tiền mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng lấy từ các quán ăn đường phố thì 100% bị nhiễm khuẩn E. coli.
Trong khi đó, các loại tiền mệnh giá lớn hơn như 5.000 đồng, nhiễm 94%, 10.000 đồng nhiễm 86%, 2 loại tiền mệnh giá 20.000 đồng và 50.000 đồng nhiễm khuẩn E.coli đều ở mức lần lượt là 65%- 70%.”
Từ những số liệu khá chi tiết này, TS Đáng kết luận: “Nếu như không kiểm soát được lượng tiền nhiễm khuẩn E.coli lưu thông thì nguy cơ mang mầm bệnh, chủ yếu là ảnh hưởng về đường tiêu hóa sẽ lây lan cao. Đặc biệt là tiền ở các chợ, các cơ sở dịch vụ thực phẩm vỉa hè, lề đường”.
Tính xác thực của các số liệu là đúng tuyệt đối, nếu như người ta biết rằng vi khuẩn Escherichia coli (gọi tắt là E. coli), cùng với 7 vi khuẩn khác (Klebsiella, Proteus, Enterobacter, Serratia, Citrobacter, Morganella, Providencia, Edwardsiella[1]) là những vi khuẩn thường trú, cộng sinh (normal flora) ở người và động vật. Trên người khỏe mạnh, E.coli là trực khuẩn gram âm vi trùng chủ đạo thường trú ở đường tiêu hóa và không gây bệnh[2]. Chỉ trong một số điều điều kiện nhất định, với một vài á chủng nhất định, vi khuẩn E. coli mới có thể tiêu chảy. E. coli chưa bao giờ được ghi nhận là thủ phạm chính của bệnh tiêu chảy, vì chỉ có khoảng 4% người bị nhiễm E. coli bị tiêu chảy mà thôi. Điều này giúp giải thích, chứng tiêu chảy không phải là hậu quả tất yếu với thói quen xài tiền, mặc dù dân ta đã biết xài tiền giấy từ thời Hồ Quí Ly (?). Xét về mặt vi trùng học, không có đồng tiền nào là sạch, trừ phi nó được in ấn và lưu thông trong một môi trường vô trùng tuyệt đối như phòng mổ. Lập luận như ông Đáng, ắt hẳn các nhân viên kế toán, thủ quĩ, ngân hàng là những người trong nhóm nguy cơ rất cao và thường xuyên bị tiêu chảy (?)
Trong một diễn biến khác, người ta cũng tuyên bố chắc nịch: “Rau sống tại các nhà hàng được kiểm đều có vi khuẩn Coliforms, E.Coli, Cl.perfringens, Staph.aureus với mật độ 50 – 500 vi khuẩn trong 1 gam rau. Điều đó chứng tỏ rau sống đã bị nhiễm phân đã lâu và mới nhiễm. Một số mẫu rau sống cũng có phát hiện vi khuẩn tả. ”
Đặt trong một ngữ cảnh khá gượng gạo và lan man, người ta có thể hiểu lầm rằng, đây là những vi khuẩn dẫn đến bệnh tả.
Phải xác định ngay, các vi khuẩn nói trên không phải là Vibrio cholerae, thủ phạm duy nhất của bệnh tả. Việc phát hiện các vi khuẩn này với tỷ lệ cao trong thực phẩm, tiền như các công bố gần đây nhất của BYT, có thể giúp ích cho việc đánh đồng cái gọi là “hội chứng tiêu chảy cấp”, vốn do nhiều nguyên nhân và bệnh tả, chỉ do vi khuẩn V. cholerae. Sự có mặt của các vi khuẩn này trong rau cải hay nước là tín hiệu cho thấy thực phẩm có thể bị phơi nhiễm khuẩn (xin nhấn mạnh: chỉ là có thể, chứ không tuyệt đối). Nhưng phơi nhiễm khuẩn không có nghĩa là nguyên nhân gây bệnh tả, bởi vì độ phơi nhiễm phải cao mới có khả năng gây bệnh. Đồng thời, các vi khuẩn dạng coliform này là các vi khuẩn cộng sinh, có thể hiện diện trong đất, da, nước ao hồ, rau cải… Ngay cả ở Mỹ cũng vậy
Quay về với bệnh tả, được y học xếp vào nhóm bệnh “phát sinh từ nước” (water-born disease), bệnh sẽ phát tán thành dịch tả qua đường nước uống, khi hội đủ một số điều kiện về dịch tễ sau đây:
1. – Có một số lớn người bệnh và người lành mang vi trùng tả trong cộng đồng
2. – Những người này, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, thải phân của mình một cách bừa bãi ra môi trường chung quanh
3. – Nguồn nước uống bị ô nhiễm trầm trọng và rộng khắp bởi vi trùng tả và được những người khác, qua việc uống nước này, nuốt vào bụng một số lượng lớn vi trùng. Nên nhớ, tính chất acid cao (pH=2) của dịch vị trong dạ dày đã giúp tiêu diệt khá lớn lượng vi trùng. Điều này giúp giải thích vì sao các bệnh đường ruột, trong đó có dịch tả thường phát tán vào mùa nắng nóng, khi người ta phải uống nước nhiều hơn.
Trên cơ sở này, việc phát hiện phẩy khuẩn tả ở hồ Linh Quang ở HN là không ngoài những hiểu biết kinh điển về dịch tễ học của bệnh tả. Điều ngạc nhiên ở đây là tại sao người ta không tiến đến phát hiện này sớm hơn, từ đợt dịch vào cuối năm trước. Chắc là do mê mải “đánh” mắm tôm thịt chó (?).
Tuy nhiên, dịch tả không chỉ nổ ra ở những vùng cư dân cạnh hồ, mà đã lan tỏa khắp Hà nội, ở những vị trí khá xa hồ Linh Quang. Dưới góc nhìn dịch tễ học, thủ phạm truyền bệnh vẫn là nguồn nước, nhưng hoàn toàn không loại trừ được nguồn nước uống, chứ không phải chỉ mỗi một cái hồ ao tù nước đọng. Nguồn nước uống có thể bị ô nhiễm ngay từ nhà máy, hệ thống ống dẫn, mạch nước ngầm… Phải truy tìm theo hướng triệt để này, chứ không phải chỉ tập trung làm sạch hồ Linh Quang mà bỏ qua các nguồn nước khác.
Do đó, không nên mất thời gian và phân tán dư luận bằng việc mở rộng, một cách gượng gạo và hài hước, nguyên nhân và danh sách các thủ phạm gây “tiêu chảy cấp nguy hiểm”. Nguyên nhân của bệnh tả thì rất hẹp (chỉ do vi trùng tả), nhưng đường lây thì rất rộng, qua TẤT CẢ những thực phẩm, nước uống kém vệ sinh, không được nấu chín. Không cứ chỉ thịt chó, mắm tôm và 6 loại thực phẩm mà BYT “khuyên không nên dùng”.
Tại sao, không khuyên người dân một cách đơn giản và triệt để như thế này: Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thay vì vắt óc tìm cách khử khuẩn số tiền mặt khổng lồ đang lưu thông, như TS Trần Đáng đang băn khoăn?
Mắm tôm chưa được minh oan, nay đến thịt chó, rau ngổ, lá mơ và một thứ “ăn” được, tuy không bằng đường miệng: tiền! Danh sách các thủ phạm gán ghép, khiên cưỡng cho đợt dịch tả này còn kéo dài đến chừng nào nữa? Và đâu là nguyên nhân của sự lập lờ này: thiếu kiến thức, hay trò chơi phù phép của những danh từ y học cao siêu nhưng vô nghĩa.
Tóm lại, về mặt truyền thông y học khi dịch tả bùng nổ, BYT đã “thành công mỹ mãn” khi đạt được 2 mục tiêu:
1. Tạo ra sự khinh suất khi cố tình đánh đồng “tiêu chảy cấp” và dịch tả.
2. Hậu quả là sự hoang mang không đáng có của dân chúng về mắm tôm, thịt chó, lưu thông tiền tệ…Đồng thời, là những hành vi tệ hại và thiếu văn hóa với nhân dân như tịch thu mắm tôm, công bố tên các nhà hàng bị nhiễm khuẩn…
Viết thêm cái nữa: tin hành lang cho hay đã có chỉ thị cấm phổ biến thông tin tiền bị nhiễm bẩn (chia buồn với quan đốc xinh trai về cú việt vị này). Báo Tiền phong, nguồn tin đã dẫn trong bài viết này đã hạ bài xuống trên website của mình. Nhưng nó còn ở đây nè
Lại viết thêm cái nữa (nhiều chuyện quá ): Cảm ơn blogger cây sầu riêng trổ bông đã nhiệt tình ủng hộ. Xin hẹn một chầu thịt chó mắm tôm sau khi lĩnh tiền nhuận bút
[1] Nguồn tham khảo: Harrison’s principles of Internal Medicine, 16th edition, Mc Graw Hill, 2006
[2] Sách đã dẫn
Mắm tôm dược minh oan rùi . Thật ra trong dân gian từ bao đời nay bảo quản thực phẩm bằng cách ướp muối thật mặn 10%–>25%(làm mắm, muối dưa, muối cà ngắn ngày hoặc dài ngày bằng cách cho lên men lactic tạo thành axit lactic, hoặc ướp dường thật ngọt( làm mứt, ngâm tẩm đường.v.v..úc chế được họat động của vi sinh vật.Muối có tính sát khuẩn nhẹ nên nồng độ >25% đa số vi khuẩn k họat động được.
Tiền nhiểm khuẩn —>xưa nay ai cũng biết mà, nên k cho trẻ con cầm, nắm, nghịch tiền, còn người lớn k dùng nước miếng quẹt tay đếm tiền–>k bệnh nọ cũng bệnh kia( ký sinh trùng như: giun sán), giờ có khuẩn tả chú ý kỹ kỹ một chút:rửa tay sạch trứoc khi ăn/sau khi đi ấy/sau khi phải cầm tiền..v v..
Chú ý mấy cái nguồn nước ăn/nước xài/ nước thải (Tôi còn nhớ trong truyện THÀNH TRÌ của A. CRÂU-NIN : Có NHÀ VI TRÙNG HỌC nọ -BS Đen-ni & BS En-dru phát hiện dân chúng ở một thị trấn nước Anh bị mắc bệnh phó thương hàn nhiều quá, nên tự tìm nguyên nhân,mới biết là do cái cống chính ở phố ấy bị nứt rò ghê gớm,và thấm vào một nửa số giếng ở những phố dưới, 2 người báo cho quan địa phương mãi chẳng ăn thua gì, hai ông BS đành phải lén dùng những thỏi thuốc nổ cho vào những hộp ca cao sắt tây, sau đó kích cho cháy nổ phá cái cống hư ấy, để quan thanh tra cho xây lại cống mới cho dân nhờ…
Hai vị BS khả kính nọ lao vào cuộc chiến đấu chống bệnh thương hàn với tất cả ngọn lửa hừng hực của bản tính sôi nổi và nồng nhiệt: chỉ một mục đích cứu người…
Chủ đề nổi bật trong tòan bộ tác phẩm là đạo đức và trách nhiệm của người thầy thuốc.Nó còn mô tả một cách sinh động cuộc sống và đấu tranh của các vị BS tài năng, có lương tâm và nhiệt huyết, say mê làm việc vì khoa học và vì sức khỏe người bệnh.
Đây là cuộc đấu tranh chống lại sự dốt nát lạc hậu ngự trị trong ngành y và tổ chức y tế cổ hủ của nước Anh đương thời, chống lại những lối làm ăn tắc trách, bất lương của những thầy thuốc coi rẽ tính mạng con người .Đây cũng là cuộc đấu tranh với bản thân , chống lại sự cám dỗ của tiền tài, danh vọng…..
Nễ phục …Nhìn lại nước mình …mỗi người phải cố gắng thêm chút nũa…BS hô hào đi???
Nếu TT từ chối thì anh cho em hay liền nhé. Em đặt cục gạch trước. 🙂
@ginola: TT sẽ đăng vào ngày mai
… "cái gì đằng sau…" ?!
1/ Tiền thì rõ ràng là ko thể cấm lưu hành được, do đó đây là 1 khó khăn khách quan ngoài tầm giải quyết của Y tế xứ ta, theo kiểu "mất mùa là tại thiên tai… ", hoặc thiếu điện tại hồ cạn nước, hồ cạn nước tại trời ko mưa… thường khi những "khó khăn khách quan" kiểu này được nêu lên, có thể hiểu là các sếp đã bó tay hết cách.
2/ Đề xuất đổi tiền sạch cho dân xài, kết hợp chống lạm phát luôn (vụ này thì là… truyền thống rồi, hịhị…)
Bác sĩ dậy sớm post bài hén! Have a nice day!
cám ơn bác sĩ nhiều, nhờ bác sĩ nói mà tôi (và tin chắc là nhiều người khác) mới vỡ lẽ ra nhiều điều tưởng chừng như sơ đẳng nhất.
Tôi muốn xin lỗi BS, bởi vì tôi quan tâm vấn đề này, nên hăng hái phát biểu, tôi không hề có ý múa rìu qua mắt thợ.Tôi là một người ngọai đạo nên chỉ nhận xét khách quan thôi.Cái tâm không tự tư tự lợi gì hết.Mong BS đừng hiểu lầm nha.Kính chúc BS nhiều sức khỏe để phục vụ nhân dân nói chung.
Khoa học mà bị chính trị hoá thì khó phát triển.
Cho em xin bài này.
BS co bai qua hay. Xin tran trong cam on Bs. Co doi dieu TOMI ko hieu xin Bs va cac ban huu co comments cho y kien….:
Van de duoc BS P lam cho rat don gian ve de hieu truc cai binh dich ta mac dich nay..ma sao cac vi chuc sac trong nganh y te , hoc ham cao, Tien si nay no…lai cu tao lao, bo hoa, cu nhay…het Mam Tom , Thit Cho,…roi den rau song…nem chua….roi lai den Tien….Khong hieu la ho dang DUA GION voi benh nhan va voi ca cac DONG NGHIEP cua ho….HAY LA ho quen xem lai cac bai hoc trong truong Y ( toi khong muon noi la HO mat can ban ve Y hoc thuong thuc…)…hay ho dang van dong dung the MASTER CARD, ATM de thanh toan khi …an THIT CHO, MAM TOM, NEM….o cac quan via he cho chac an….de khoi bi MAC DICH
Mot lan nua xin cam on bai viet, cam on BS…
Hehe, cảm ơn bác đã clarify nhiều điểm về vụ này. Hôm nọ em đi ăn thịt chó về bụng biếc lọc xọc cũng hơi ghê ghê. 🙂
Không biết rồi đây vị TS nào đó có phát hiện thêm ..một nguồn lây..độc đáo nào để đăng báo hay không….có thể sẽ là: bao tay vệ sinh….tim2 thấy con "di trung" trên thớt cuả các nhà hàng…sạp thịt ngoài chợ …tìm thâý vi trùng trên nệm xe taxi…xe ôm….Hay tìm thấy vi trùng trong ….mắm ruốc…..
@Tom M: bạn đã nêu đích danh vấn đề. Đó là trình độ kém cỏi của một số quan chức BYT. Đồng thời là những giá trị giả tạo của hệ thống bằng cấp GS, TS…hiện nay.
Làm quan đốc mà trình độ như vậy, thật là một thảm họa y học
@songthu: có chi mà Bác phải xin lỗi, tổn thọ em quá. Bác ghé nhà em chơi, hăng hái bàn luận vậy là nhà em đông vui rồi. Vạn hạnh, vạn hạnh!
KHÔÔÔÔNNNGGG! BS tính sao thì tính!
1. Tui kiên quyết không ăn mắm tôm, theo lời khuyên của anh đốc đẹp trai!
2. Tui chúa ghét ai ăn thịt chó (hic, nếu có đụng chạm đến ai, chịu thôi, mình chỉ nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi thôi mà!)